Tiến sĩ Gemma Márquez

 
Viêm da dị ứng là gì?

 

Viêm da dị ứng ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em, đạt đến mức 20%. Khoảng 2 - 5% người lớn cũng gặp phải loại bệnh này. Con số này đang có xu hướng tăng dần đặc biệt là ở các quốc gia phương tây. Nhưng may mắn thay, đối với hầu hết trẻ em, bệnh có thể tự khỏi trong giai đoạn vị thành niên.

 
Làm sao để nhận biết viêm da dị ứng?

 

Có nhiều loại bệnh về da khác nhau có thể dễ gây nhầm lẫn với viêm da dị ứng. Người bị viêm da dị ứng sẽ có hai đặc điểm tiêu biểu sau: da rất ngứa và rất khô.

 
Tác nhân nào gây ra viêm da dị ứng?

 

Nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng đã được nghiên cứu và đây là 4 nguyên nhân chính: yếu tố di truyền (nếu mẹ của bạn bị loại bệnh này, có khả năng bạn cũng sẽ mắc phải), thay đổi hệ thống miễn dịch, rối loạn chức năng của lớp ngoại bì và do yếu tố môi trường.

 

Viêm da dị ứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình của họ, đặc biệt là trong các trường hợp nghiêm trọng. Khi dị ứng bộc phát, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khô da, đau đớn do gãi,… sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy ngày càng tồi tệ hơn.

 
Làm sao để điều trị viêm da dị ứng?

 

Hiện tại bệnh này chưa có thuốc chữa trị dứt điểm. Đó là lý do tại sao bạn cần phải làm theo những lưu ý trong quá trình chăm sóc cho da sau đây để kiểm soát tình trạng của da, giảm thiểu khả năng bệnh bộc phát nhiều hơn:

 

blog-115

 

- Giữ vệ sinh thân thể: Tắm lâu với nước nóng và xà phòng làm cho da khô hơn và khiến bệnh tình trở nên tệ hơn. Lời khuyên là nên tắm trong một khoảng thời gian ngắn với nước ấm, sử dụng loại xà phòng dịu nhẹ không chứa chất tẩy và tạo bọt trên cơ thể bằng tay thay vì bằng bông tắm. Khi dị ứng nổi lên, bạn nên đến nhà thuốc để tìm mua các loại dầu bôi có khả năng làm dịu nhẹ tình trạng bệnh.

 

- Dưỡng ẩm cho da: Da luôn cần được dưỡng ẩm ít nhất một lần trong ngày và sau khi tắm. Dùng kem dưỡng ẩm sẽ có hiệu quả tốt hơn so với dùng dầu dưỡng. Nhiều phụ huynh và bệnh nhân cho rằng, khi dị ứng nổi lên, thoa kem dưỡng sẽ làm cho da rất ngứa và cần phải bôi thuốc đặc trị. Khi da đã trở nên khá hơn, bạn có thể bôi kem dưỡng ẩm lần nữa. Kem dưỡng ẩm không nên chỉ được dùng khi da khô mà phải luôn luôn được sử dụng để cải thiện chức năng của da và ngăn chặn dị ứng quay trở lại.

 

- Các yếu tố môi trường: Độ hanh khô của môi trường gây ra cảm giác ngứa ngáy. Không khí nóng từ các loại máy móc tỏa nhiệt cũng là một yếu tố tiêu cực. Do đó, mặc dù sử dụng máy làm ẩm không khí không phải là một ý kiến tuyệt vời, nhưng cũng rất hữu ích.

 

- Ánh nắng mặt trời: Bệnh nhân mắc phải viêm da dị ứng được khuyến cáo nên sử dụng các vật dụng chống nắng khi ra ngoài bởi vì da của họ rất nhạy cảm với các yếu tố hóa học có trong kem chống nắng. Thêm vào đó, việc phơi da ra ngoài nắng rất có lợi cho bệnh nhân bị viêm da dị ứng. Tuy nhiên với trẻ con thì bạn cần phải theo dõi và đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bạn không nên để chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

 

- Quần áo: Bạn nên mặc quần áo bằng vải cotton, tránh mặc quần áo vải thun, len, cao su,… Nhiều bệnh nhân cho rằng vào mùa hè, đổ mồ hôi làm cho dị ứng trở nặng thêm và làm họ bị ngứa ngáy. Vì vậy đừng nên cho trẻ em mặc quá nhiều quần áo khiến chúng bị nóng nực.

 

- Kiêng ăn: Thông thường các chuyên gia da liễu không khuyến khích việc kiêng ăn quá mức, trừ khi là đứa trẻ bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó và với mỗi trường hợp khác nhau cần có cách chữa riêng dựa trên tình trạng của mỗi trẻ.

 

- Vắc-xin: Nên theo dõi lịch định kỳ để đưa trẻ đi tiêm vắc-xin. Nếu trẻ đang được điều trị bằng cách uống thuốc steroid hoặc các loại thuốc bôi (thuốc mỡ tacrolimus, kem pimecrolimus) thì nên tránh tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh như thủy đậu, rubella, sởi, quai bị và bại liệt,…

 

blog-116

 

Điều quan trọng nhất là chẩn đoán đúng bệnh viêm da dị ứng để có cách chữa trị kịp thời, làm theo các bí quyết chăm sóc da giúp bệnh nhân bị viêm da dị ứng cải thiện bệnh tình và giúp chất lượng cuộc sống của họ không bị ảnh hưởng bởi bệnh.

 

Theo Repavar.com